Không có sản phẩm nào.
7 sai lầm cần tránh khi tập luyện với máy tập chạy bộ
7 sai lầm cần tránh khi tập luyện với máy tập chạy bộ
Tập luyện với máy tập chạy bộ sai cách không những không mang lại cho bạn những tác dụng như mong muốn mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và độ bền của máy. Dưới đây là 7 sai lầm phổ biến khi tập luyện với máy tập chạy bộ tại nhà mà bạn cần tránh.
Có thể thấy sử dụng máy tập chạy bộ mang lại rất nhiều lợi ích giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ giảm cân, rèn luyện mỗi ngày nhưng sử dụng máy tập chạy bộ cũng rất dễ mắc sai lầm gây hại cho cơ thể.
Vậy nên trước khi tập máy tập chạy bộ, tìm hiểu về cách sử dụng máy chạy; sau đó mới tìm hiểu đến các bài tập để có thể áp dụng với mục đích tập thể dục của bạn để có thể đạt hiệu quả như mong muốn.
>>> máy chạy bộ hãng nào tốt uy tín
7 Sai lầm phổ biến khi tập luyện với máy tập chạy bộ
Đa số chúng ta nghĩ rằng việc chạy bộ rất đơn giản và chạy bộ trên máy cũng vậy. Vì sự chủ quan đó nên người tập thường mắc khá nhiều sai lầm. Những sai lầm khi tập luyện với máy tập chạy bộ thường đến từ việc người dùng không tìm hiểu kỹ về máy và kỹ thuật tập luyện.
Không có kế hoạch tập luyện cụ thể
Sai lầm lớn nhất khi tập luyện với máy tập chạy bộ chính là không có kế hoạch tập cụ thể dựa vào mục tiêu đặt ra. Thay vào đó là tập theo cảm hứng.
Khi bạn cảm thấy cơ thể có vấn đề như thừa cân, mỡ bụng; bạn tìm đến máy tập chạy bộ với mong muốn giảm cân, chân thon, eo phẳng,… Và bạn bắt đầu tập luyện liên tục, mỗi ngày với máy tập chạy bộ. Ngày sau chạy nhiều hơn ngày trước; chạy đến kiệt sức để muốn nhanh chóng có kết quả. Nhưng sau vài ngày vẫn không thấy thay đổi gì, bạn sẽ chán nản và tìm đến những bài tập khác.
Đấy là lý do bạn thất bại khi tập luyện với máy tập chạy bộ tại nhà.
Thực tế việc tập luyện không có kế hoạch ít khi mang lại kết quả như mong muốn; vì mỗi người sẽ có giới hạn chịu đựng khác nhau và mỗi mục tiêu tập luyện sẽ có cách tập riêng.
Việc bạn cần làm là đưa ra một kế hoạch tập luyện thể dục bằng cách tham khảo những kế hoạch mẫu phù hợp với mục tiêu tập luyện của mình.
Không khởi động trước khi tập
Khởi động là điều bắt buộc trước khi bắt đầu tập thể dục, thể thao nên tập với máy tập chạy bộ cũng vậy. Giúp làm nóng cơ thể, giúp các cơ bắp quen dần với việc vận động; tránh cho cơ thể bị sốc và giảm thiểu khả năng chấn thương.
Khi bắt đầu tập luyện với máy tập chạy và máy tập đi bộ, hãy bắt đầu bằng việc đi bộ nhẹ nhàng, sau đó tăng dần tốc độ chạy bộ trong 5-10 phút đầu tiên.
Không thay đổi độ dốc
Thay đổi độ dốc sẽ làm tăng độ khó cho bài tập của bạn. Ưu điểm của máy tập chạy bộ điện là có thể thay đổi độ dốc và tốc độ linh hoạt mang lại hiệu quả tập luyện tốt hơn.
Tuy nhiên hầu hết người tập máy tập chạy bộ hiện nay chỉ tập luyện ở tốc độ 0% mà bỏ qua luôn thông số độ nghiêng trên máy tập chạy bộ. Việc điều chỉnh độ dốc của máy sẽ tạo cho bạn cảm giác như đang chạy trên những địa hình khác nhau như khi bạn chạy trên đường bằng, đường dốc với sức cản của gió,… nên sẽ làm tăng độ khó cho bài tập.
Nếu bạn có sức khỏe tốt, có thể điều chỉnh độ dốc 5-7%; còn với những người có sức khỏe yếu hơn, chỉ cần thay đổi 1-2% là bạn cũng đã có những kháng lực hay thay đổi địa hình để chạy bộ rồi.
Tập sai tư thế
Tập sai tư thế cũng là một trong những sai lầm phổ biến nhất mà ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt với những người mới làm quen với máy tập chạy. Nhưng với người mới, mức độ nguy hiểm sẽ ít nghiệm trọng hơn, còn nếu bạn đã tập lâu mà vẫn sai tư thế thì có thể sức khỏe của bạn đang thực sự bị ảnh hưởng.
Khi mới bắt đầu tập luyện với máy tập chạy bộ điện; trước tiên bạn nên tìm hiểu về máy, kỹ thuật chạy bộ và thực hiện chính xác.
Một trong những điểm sai dễ nhìn thấy nhất chính là thói quen cầm vào tay cầm của máy tập chạy bộ để khỏi ngã. Việc làm này sẽ làm cho tay của bạn không được hoạt động đồng bộ với các bộ phận khác, và làm tăng áp lực lên các khớp tay, vai, hông, làm giảm hiệu quả luyện tập.
Chỉ nên nắm tay cầm của máy tập chạy bộ dien khi giữ thăng bằng lên xuống hoặc đo nhịp tim. Còn khi đã bắt đầu bài tập và làm quen với tốc độ chạy thì bạn nên giữ tư thế tập luyện chuẩn xác; thúc đẩy hiệu suất tập luyện tốt hơn.
Bên cạnh đó hãy tập trung vào các cơ bắp ở vai và cánh tay để giữ tay song song với hai chân. Không bao giờ vung tay ngang mặt, hoặc dùng lực vung tay quá mạnh khiến tay vung quá đỉnh đầu.
Dừng đột ngột
Việc dừng ngay lập tức khi chạy bộ sẽ khiến cơ thể bị sốc thường gây ra các tình trạng như chóng mặt buồn nôn giống như khi say xe. Đây là một sai lầm nghiêm trọng mà bạn không nên mắc phải.
Khi muốn kết thúc bài tập chạy, không được dừng ngay lập tức, bạn nên giảm dần tốc độ để trong khoảng 3-5 phút. Sau đó tiếp tục đi bộ từ 2-3 phút cho đến khi máy đi bộ dừng hẳn lại.
Chạy quá sát bảng điều khiển
Xu hướng chạy bộ tiến về phía trước trên băng tải máy tập chạy bộ là bình thường và nhiều người cảm giác yên tâm hơn khi đứng ở vị trí gần bảng điều khiển để tiện quan sát và kiểm soát tốc độ.
Tuy nhiên nếu bạn chạy quá gần vào bảng điều khiển máy tập chạy bộ có thể làm cho chân và cánh tay của bạn hoạt động không được thoải mái và dẫn đến sai tư thế.
Vì vậy, hãy lùi về phía sau thảm chạy một chút để tận dụng hết toàn bộ chiều dài thảm chạy giúp sải chân d
Kiểm soát hơi thở quá mức
Cũng giống với chân, phổi làm việc khi cơ thể hoạt động thể dục. Theo bản năng năng, phổi thể tự hoạt động để lấy không khí hô hấp khi cần thiết. Vậy nên bạn không cần phải kiểm soát hơi thở quá mức.
Đôi khi vì muốn tập luyện đúng kỹ thuật nên người tập quá chú trọng vào hơi thở, khiến cho động tác và tư thế chạy bộ của bạn bị cứng lại. Lúc này bạn cần giữ bình tĩnh và tiếp tục chạy bộ bình thường; sau đó trong quá trình phục hổi hãy làm chậm hơi thở của bạn và hít hơi dài bằng mũi và thở ra khỏi miệng.
Hít thở khi chạy bộ như thế nào mới đúng để có thể duy trì thể lực và sức bền khi chạy bộ cũng là yếu tố mà bạn nên tìm hiểu thật chính xác.
>>> Có nên mua máy tập chạy bộ cũ giá rẻ đã qua sử dụng không?
Tác hại khi luyện tập sai cách với máy tập chạy bộ
Sai lầm trong tập luyện với máy tập chạy không những không giúp người tập đạt được kết quả mong muốn mà còn gây ra những tác hại mà người dùng không lường trước được.
Không đạt được mục tiêu tập luyện
Tác hại đầu tiên khi tập luyện sai cách là bạn sẽ không đạt được mục tiêu mà mình mong muốn như giảm mỡ, tăng cơ hay cải thiện vóc dáng. Không có kế hoạch cụ thể, tập luyện sai cách thì công sức bạn bỏ ra cũng sẽ không mang lại tác dụng.
Chỉ có tập luyện đúng cách và kiên trì thì kết quả mới như bạn mong muốn được.
Tác động không tốt lên cơ thể
Nếu sai tư thế sẽ tác động xấu lên cơ thể; dễ nhìn thấy nhất là đau ống đồng, bị đau xóc hông, đau bụng, chạy bộ bị to chân, đâu đầu, chóng mặt. đau mắt cá chân hay đau khớp gối. Nguy hiểm hơn có thể gây ra những sự cố như ngã trên máy tập chạy bộ có thể gây ra những chấn thương không đáng có.
Không phát huy được hết công năng và làm giảm tuổi thọ của máy
Có máy tập chạy bộ điện trong tay bạn mới chỉ có được 50% thứ bạn muốn; 50% còn lại toàn dựa vào phương pháp tập luyện máy tập chạy bộ và những nỗ lực tập luyện của bạn.
Sử dụng máy tập chạy bộ không đúng cách không phát huy được hết tác dụng của máy tập chạy bộ và có thể làm giảm tuổi thọ của máy và gây ra những hỏng hóc động cơ không đáng có.
Vì vậy, hãy nghiên cứu và sử dụng máy tập chạy bộ gia đình đúng cách là những gì bạn cần tìm hiểu trước khi sử dụng máy chạy sau đó mới đi vào tìm hiểu cách tập máy chạy bộ hải phòng hiệu quả nhé.