Thông số kỹ thuật tối thiểu khi chọn mua máy chạy bộ ở nhà

Ngày đăng: 14/07/2022
Máy chạy bộ ở nhà có nhiều loại để bạn lựa chọn nhưng được phân chia thành hai dòng chính là máy đi bộ cơ và máy đi bộ điện. Mỗi loại máy có thiết kế khác nhau về cách vận hành nhưng về cơ bản các phần có sự tương đồng, bao gồm khung máy, thân máy, bàn chạy, băng tải,…

Thông số kỹ thuật tối thiểu khi chọn mua máy chạy bộ ở nhà

Máy tập chạy bộ vốn là một dụng cụ thể thao, ra đời với mục đích giúp người sử dụng có thể luyện tập, tăng cường sức khỏe ngay tại nhà, trong mọi thời điểm cũng như không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và môi trường sống. Để đưa ra quyết định có nên mua máy chạy bộ điện ở nhà không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Từ nhu cầu sử dụng cho đến điều kiện kinh tế hay diện tích ngôi nhà bạn đang sở hữu. Bởi thế, để đưa ra quyết định chính xác nhất cho câu hỏi này, trước hết hãy cùng phân tích một số yếu tố liên quan bạn nhé.

Thông số kỹ thuật tối thiểu khi chọn mua máy chạy bộ ở nhà

Máy chạy bộ ở nhà là gì?

Đây là thiết bị tập thể dục thể thao bằng hình thức đi bộ trên máy. Thực tế, bạn có thể đi bộ hoặc chạy bộ đều được. Đi bộ là một trong những tính năng của sản phẩm này, cũng là một trong số những bài tập mà người tập luyện có thể thực hành với máy. Ngoài ra, loại thiết bị này được đặt trong nhà nên bạn có thể sử dụng bất cứ khi nào, vô cùng tiện lợi và hữu ích.

Máy chạy bộ ở nhà có nhiều loại để bạn lựa chọn nhưng được phân chia thành hai dòng chính là máy đi bộ cơ và máy đi bộ điện. Loại thứ nhất là khi bạn thực hiện việc đi, chạy trên phần băng tải sẽ khiến máy hoạt động theo tốc độ và lực tác động của bạn. Trong khi loại thứ hai là chạy bằng điện, khi có nguồn điện dẫn truyền bên trong thì mới hoạt động. Mỗi loại máy có thiết kế khác nhau về cách vận hành nhưng về cơ bản các phần có sự tương đồng, bao gồm khung máy, thân máy, bàn chạy, băng tải,…

Thông số kỹ thuật tối thiểu khi chọn mua máy chạy bộ ở nhà

>>> có nên mua máy chạy bộ ở nhà

Thông số kỹ thuật tối thiểu

Để có thể lựa chọn được những chiếc máy tập chạy bộ phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình và các thành viên trong gia đình thì bạn cần chú ý tới những thông số kĩ thuật quan trọng ngay dưới đây:

Tốc độ : Có thể thay đổi từ 0.5–> 15 km/h giúp cho việc luyện tập ở cường độ cao, thấp dễ dàng phù hợp cho cả trẻ em, người lớn tuổi, đồng thời giúp các chị em đẩy nhanh tiến trình giảm cân, giảm mỡ, tập mông và đùi tốt, nam giới tập luyện cơ bắp

Độ nghiêng: Có thể thay đổi độ nghiêng máy qua: dốc tay hoặc dốc tự động giúp cho việc chay bộ, đi bộ tại nhà được mô phỏng như việc luyện tập bên ngoài: chạy trên dốc, đi bộ,..ngoài ra còn giúp tăng độ khó bài tập.

Thảm chạy – Diện tích băng chạy càng rộng thì càng tạo ra cho bạn một không gian chạy thỏa mái hơn. Băng chạy rộng, dài giúp bạn có thể tập đi bộ chậm với bước chân dài, chạy tốc độ cao mà không lo vấn đề ngã ra khỏi máy. Thảm chạy rộng ít nhất 40cm, dài 120cm

Đệm cao su giảm sốc: máy chạy bộ ở nhà cần có đệm cao su giảm sốc giúp người tập không đau nhức cơ bắp và ảnh hưởng tới hệ xương khớp,…

Độ ổn định – Khung máy được thiết kế chắc chắn và làm từ thép chịu lực cao tạo cảm giác yên tâm cho người sử dụng ngay cả khi có trọng lượng lớn.

Bảng điều khiển – Trực quan, dễ sử dụng và hiển thị các thông số: quãng đường, tốc độ, nhịp tim, calo,…giúp bạn theo dõi kết quả tập luyện từ đấy có sự điều chỉnh tập luyện hiệu quả hơn.

Trọng lượng máy: Trọng lượng càng lớn thì độ rung và tiếng ồn khi dùng sẽ càng nhỏ. Nếu sử dụng tại nhà thì máy có trọng lượng trên 60 kg là đẹp.

>>> Hướng dẫn sử dụng máy tập chạy bộ điện đúng cách mang lại hiệu quả cao nhất

0 lượt đánh giá
/5 star